Nhắc đến Thạch Hội, một trong những xã Biển Ngang, không ai lại không biết tới làng nghề có từ lâu đời, đó là nghề làm trống tại xóm Bắc Thai xã Thạch Hội

Để làm được những chiếc trống bền, đẹp, người thợ phải trải qua hơn 10 công đoạn.

Đến Bắc Thai, ngay từ đầu làng, chúng tôi đã nghe rõ âm thanh rộn ràng của máy bào, cưa, xen lẫn tiếng thử trống thùng thình… Các gia đình nhộn nhịp chạy đua với thời gian để kịp đưa ra thị trường những chiếc trống tốt nhất cho mùa lễ tết. Đang tất bật vận chuyển gỗ, chuẩn bị nguyên liệu để làm trống, anh Bùi Văn Thuận cho biết: “Đến dịp lễ tết, khách hàng nhiều nơi về đây mua trống. Có người ở xa 50-80 km, khách ngoài tỉnh cũng thường xuyên đặt hàng”.

Cũng theo anh Thuận, hiện nay, làng trống Bắc Thai có khoảng 20 cơ sở làm trống chuyên nghiệp theo hình thức “cha truyền con nối”. Hầu hết, thợ làm trống đều là con cháu dòng họ Bùi như hộ ông Bùi Văn Trăn (SN 1944), ông Bùi Văn Điểng (cố Đỉnh), Bùi Văn Tứ…

Theo cụ Bùi Tụ (80 tuổi), nghề trống đã xuất hiện ở Bắc Thai từ lâu đời, khi cụ sinh ra đã nghe tiếng gõ, tiếng đục và tiếng thùng thình của trống. Thế hệ này truyền thế hệ khác. “Trẻ con trong làng, 10 tuổi đã biết các công đoạn làm trống, lớn hơn vài ba tuổi là biết làm chiếc trống con, rồi 20-25 tuổi đã bắt đầu làm chiếc trống đại…” , cụ Bùi Tụ cho biết.

Những chiếc trống thành phẩm

Người Bắc Thai làm một chiếc trồng mất khoảng 3-4 ngày nếu nguyên liệu có sẵn, ngược lại, có khi mất đến gần cả tháng. Để có được những chiếc trống bền, đẹp, người thợ phải trải qua hơn 10 công đoạn. Trước tiên là chọn gỗ tốt, thường là gỗ mít. Gỗ được phơi khô, đo, cắt, uốn cong, xử lý mối mọt mới được sử dụng làm thân trống. Để phơi khô gỗ, người thợ dùng máy cắt gỗ thành từng thanh mỏng, nhỏ với kích thước khác nhau. Thông thường, nếu nắng to thì chỉ cần 3-5 ngày là có thể sử dụng. Tiếp đó là công đoạn khép thùng, bào môi, đóng dây mây, làm khoen trống. Công đoạn quan trọng quyết định thành hay bại của một cái trống là khâu chọn da trống. Chọn da bò (không dùng da vùng cổ, bụng, đùi vì khi đánh, mặt trống sẽ bị rách). Da bò được mua tại các lò mổ đem về làm sạch, phơi khô.

Đặc biệt, muốn trống có tiếng kêu thanh, vang thì trước khi bịt, da phải được bào thật kỹ. Đây là phần việc rất khó, đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mẩn và cẩn thận. Bởi tùy theo loại trống, dăm trống mà lạng da mỏng hay dày. Nếu làm mặt trống to thì lạng da dày, mặt trống nhỏ thì da mỏng. Sau đó, người thợ cắt da theo kích thước đã định, ngâm nước 12 giờ cho mềm da. Kế đến là dùng dao khoét lỗ nhỏ khoảng 2 ly đều xung quanh vòng tròn miếng da, cách nhau 5 cm. Dây da bò được xâu qua lỗ để đưa qua giàn trò căng mặt trống. Chính kỹ thuật ghép gỗ khéo léo, bí quyết bào da đã tạo nên sự khác biệt cho từng chiếc trống Bắc Thai.

Sau kỹ thuật lắp giàn trò, tăng đơ trống, đóng chốt tre là khâu trang trí. “Hình dáng trống Bắc Thai rất đơn giản. Bình thường, mỗi chiếc trống làm xong chỉ cần vôi ve là được. Nhưng với trống hội hay trống chùa, nếu có yêu cầu, chúng tôi sẽ trang trí hoa văn, màu sắc để thêm sinh động”, ông Bùi Văn Điểng – một nghệ nhân làm trống lâu đời cho hay.

Trống Bắc Thai được chở đi khắp các chợ

Trống Bắc Thai được chở đi khắp các chợ nhưng chủ yếu vẫn là khu vực chợ tỉnh. Giá thành cũng đa dạng, tùy nhu cầu của thị trường. Thông thường, giá một chiếc trống lớn có chiều cao 2,2m từ 10-15 triệu đồng; trống trung bình từ 5-7 triệu đồng/chiếc và loại trống cơm thường khoảng 500.000 đồng/chiếc. Anh Bùi Văn Tứ, con trai cụ Bùi Văn Điểng cho biết thêm: “Giá trống tùy vào kích cỡ, yêu cầu của khách đặt, cùng một kích cỡ nhưng nếu yêu cầu cao thì giá thành sẽ cao hơn…”.


Nghề làm trống đang đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Trung bình mỗi hộ thu nhập từ 120-150 triệu đồng/năm. Trong khi nhiều làng nghề đang bị mai một vì thiếu nhân lực thì nghề trống Bắc Thai ngày càng được nhân rộng. Nhiều gia đình có đến 3 thế hệ làm trống như hộ ông Bùi Văng Điểng, Bùi Tụ, Bùi Văn Thuận… Không chỉ họ Bùi, nhiều dòng họ khác cũng đang phát triển nghề này, góp phần giữ gìn nghề truyền thống làng Bắc Thai.

Bài viết được dẫn nguồn từ Báo Hà Tĩnh và FanPage: Người Thạch Hội

Mời quý độc giả đọc thêm bài viết về người con xã Thạch Hội : Anh hùng Dương Chí Uyển

Sau thời gian dài nghỉ Tết Nguyên đán, lượng hàng hóa khá dồi dào, nhưng nhìn chung, sức tiêu thụ kém. Bên cạnh số ít mặt hàng khá đắt khách, hầu hết đều trong cảnh người bán mòn mỏi chờ người mua...

Thực phẩm, đồ dùng vắng khách!

Có mặt tại chợ Hà Tĩnh lúc 16h chiều 22/2, bao trùm các gian hàng thực phẩm là không khí ảm đạm, thưa thớt. Tình trạng này xuất hiện ở hầu khắp các quầy hàng, từ thịt bò, thịt lợn, thịt gà, đến hải sản…

Hàng thịt thảnh thơi

Bác Nguyễn Thị Tuế (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) - người bán thịt bò lâu năm ở chợ Hà Tĩnh cho hay: “Ra tết, mặc dù giá cả đã hạ nhưng sức mua rất kém, chỉ bằng một nửa so với thời điểm này năm ngoái. Bác mở hàng từ mùng 2 tết, nhưng đến nay, tình hình vẫn chưa khá hơn”.

Các quầy hàng hải sản cũng thi thoảng mới thấy người hỏi thăm, trả giá. Chị Đặng Thị Vân - bán hải sản ở chợ Nghèn (Can Lộc) chia sẻ: “Từ chiều tới giờ, chị chưa mở hàng, thời điểm này năm ngoái thì tôm, mực bán rất chạy”. Chị Trần Thị Na - bán rau, cũng ái ngại: “Rau, củ, quả tết đã rẻ, nay còn rẻ hơn, nhưng cũng không mấy ai hứng thú”.

Hàng hải sản chỉ có chủ với... chủ

Không chỉ ở chợ mà gian hàng thực phẩm của các siêu thị cũng ít người qua lại. Chị Hà - nhân viên Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh cho biết: “Siêu thị mở cửa từ ngày mùng 4 tết, nhưng hàng thực phẩm rất ế khách”.

Không khí tại khu vực bán quần áo khá vắng lặng, người bán nhiều hơn người mua. Chị Lê Thị Mai (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) thở dài: “Gần tết, sức bán đã kém; ra tết, lại càng ế hơn. Mở hàng sáng mùng 4 tết nhưng cả ngày chỉ bán được 1 chiếc áo”. Đây cũng là tình trạng chung ở quầy hàng giày dép, túi xách... Chị Nguyễn Thị An - chủ tiệm giày dép chợ Hà Tĩnh nói: “Cả ngày, chỉ vài người hỏi thăm lèo tèo, có ngày không thấy bóng dáng người xem giày dép”.

Rau quả cũng kén người mua

Các mặt hàng thực phẩm, đồ dùng sau Tết Nguyên đán sức tiêu thụ kém không phải là điều đáng ngạc nhiên khi nền kinh tế còn khó khăn, đặc biệt, trước và trong tết, người dân đã tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn. Vì vậy, để tránh dư thừa hàng hóa, gây tổn thất trong kinh doanh, các tiểu thương cần lường trước tình hình, sức mua, tính toán dự trữ lượng hàng phù hợp với nhu cầu.

Hương hoa, vàng mã đắt khách

Ra Giêng, người dân thường có thói quen đi lễ đền chùa để cầu an, giải hạn, cầu lộc, cầu duyên. Theo đó, trong bức tranh mua bán ế ẩm chung, chỉ có các quầy hàng phục vụ cho việc đi lễ như: hoa quả, hương hoa, vàng mã... luôn nhộn nhịp. Bác Đinh Thị Lộc - bán vàng mã ở chợ Giang Đình (Nghi Xuân) cho hay: “Tôi mở hàng sáng mồng 2 tết và lượng người mua không ngớt. Năm nào khách cũng nhộn nhịp cho đến hết tháng Giêng. Người mua ít thì vài chục ngàn, nhiều thì vài trăm ngàn, thậm chí, tiền triệu”.


Chỉ có hoa quả, hoa tươi...

Bà Phan Thị Thanh – bán hoa quả chợ Giang Đình chia sẻ: “Tết Nguyên đán này, mỗi ngày, lượng hàng tôi nhập về khá lớn và đều tiêu thụ gần hết. Một số loại quả được xem là may mắn như: đu đủ Thái, dưa hấu, sung… được rất nhiều người lựa chọn”.

... và vàng mã là có khách

Hoa quả có sức mua lớn và nhìn chung, giá cả tương đối ổn định, trừ một số loại tăng giá nhẹ. Theo đó, thanh long có giá bán 50 ngàn đồng/kg, dưa hấu dao động từ 15–30 ngàn đồng/kg tùy loại, vú sữa 60 ngàn đồng/kg, đu đủ Thái 40 ngàn đồng/kg, cam bù Hương Sơn 70 ngàn đồng/kg, nho miền Nam 70 ngàn đồng/kg…
Theo Báo Hà Tĩnh
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, một trong 5 nhạc sĩ đầu tiên thành lập nên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Sinh ra ở Nghệ An, vậy mà, một thời gian dài, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được bầu làm Chủ tịch Hội Đồng hương Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh. Duyên nợ sông La - núi Hồng theo ông mãi cho đến những năm tháng cuối đời.

Hình ảnh nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Tôi đến thăm ông tại ngôi nhà nhỏ nằm trong con hẻm gần chợ Tân Định, quận 1 trong một buổi sáng cuối đông se lạnh. Đón tôi ở cổng là người phụ nữ giúp việc ngoài 50 tuổi và đứa cháu ngoại của nhạc sĩ chừng 10 tuổi. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ngồi trầm tư trên chiếc giường nhỏ, dõi ánh mắt xa xăm ra phía cửa, mái tóc bạc trắng, phất phơ. Khi biết tôi là người Hà Tĩnh, người nhạc sĩ già chớp chớp hàng mi bạc trắng rồi thốt lên: “Tôi không phải người Hà Tĩnh, nhưng Hà Tĩnh với tôi ân tình sâu nặng chẳng khác nào quê hương!”.

TÌNH SÂU NGHĨA NẶNG
Sau vài câu xã giao, ông kể cho tôi nghe về những năm tháng tuổi thơ hàn vi nhưng nhiều kỷ niệm trên quê hương Xô-viết. Ông sinh ra tại thành phố Vinh (Nghệ An) nhưng nguyên quán lại ở Vĩnh Phúc. Cha mẹ ông là công nhân Nhà máy Xe lửa Trường Thi. Ngày bé, Nguyễn Văn Tý học ở Trường Quốc học Vinh, được chọn tham gia dàn nhạc thánh ca, được học nhạc lý và học đàn guitar từ các giáo viên người Pháp và người Hoa. Năm 1945, ông tham gia phong trào Việt Minh, sáng lập và xây dựng đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và duyên nợ núi Hồng - sông La
Điểm lại các bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, dù là tình khúc hay nhạc cách mạng, luôn có dáng dấp những người phụ nữ mà ông yêu mến. Phụ nữ là nguồn cảm hứng bất tận làm nên hàng loạt nhạc phẩm đi cùng năm tháng của ông. Nếu trong tình khúc, họ là những thiếu nữ kiều diễm, mơ màng thì ở những bài ca cách mạng, ngợi ca quê hương, đất nước, lao động sản xuất…, họ là người phụ nữ Việt Nam sáng ngời tinh thần “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Ông tâm sự, từ tình cảm thương kính người mẹ tảo tần, “hiền như củ khoai, củ sắn” và hình ảnh 2 người vợ hiền sớm bỏ ông về bên kia thế giới khiến ông mến yêu thân phận những người phụ nữ. Trong 4 bài hát của ông viết về Hà Tĩnh, đều thấp thoáng bóng dáng những người phụ nữ trên dải đất này.

Ông kể, khi ông 20 tuổi, cha ông hy sinh vì bom giặc Mỹ; mẹ ông một mình phải gồng gánh nuôi đàn con thơ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Trong ký ức người nhạc sĩ già vẫn hằn in bóng dáng người mẹ sáng sớm tinh mơ quang gánh đi về phía biển, gánh muối về bán kiếm tiền nuôi con. Dáng mẹ gầy và gánh muối oằn trĩu trên bờ cát trắng đi vào ca khúc đầu tiên “Đường về Hộ Độ” của ông với xúc cảm thiêng liêng của một người con: Ngày xưa mẹ đi về Hộ Độ/ Mua được muối mang về không đi bằng đường bộ mà phải theo đò vượt biển khơi sóng vỗ/ Bao đêm mất ngủ, mới đưa được muối về/ Ôi, con đường xưa sao mà trắc trở, cũng vì con nhỏ bao gian khổ cũng không nề…

Ca khúc thứ hai của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý về Hà Tĩnh và cũng là bài hát được nhiều người biết nhất là Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh. Khi tôi hỏi về ca khúc này, người nhạc sĩ già rung rung mái tóc, ánh mắt rưng rưng dâng trào cảm xúc. Ký ức một thuở chợt hiện về. Thuở ấy, vào tuổi đôi mươi, ông là chàng nhạc sĩ nghèo nhưng rất hào hoa, ngày ngày tập đàn guitar trên căn gác nhỏ. Có cô gái nhà bên tên là Báu, mê tiếng đàn mà đem lòng yêu nhạc sĩ. Chàng nhạc sĩ nghèo cũng ngất ngây trước vẻ đẹp thánh thiện của cô rồi thầm yêu, trộm nhớ. Thế rồi, mẹ cô gái biết chuyện, bà cho rằng, không môn đăng, hộ đối nên tìm cách ngăn cản. Cô gái vì thế mà tương tư, xanh xao như tàu lá héo. Còn chàng nhạc sĩ vì phận nghèo đành để mối tình đầu tuột khỏi tầm tay.

Rồi một ngày, cô Báu đi lấy chồng và cô đã mai mối cho ông một người con gái ở thôn quê làm nghề dệt vải. Ông đã về bến sông quê tìm cô gái làng dệt. Hai người gặp nhau, dù “tình trong như đã” nhưng “mặt ngoài còn e”. Rồi, ông ra Hà Nội công tác. Sau này, một người quen của cô gái gặp ông ở Hà Nội bảo rằng: “Anh có một cái tội rất lớn. O tôi đã chờ anh gần 20 năm, ai hỏi cũng bảo đã có chồng. Vì một chữ thương, cả tuổi xuân đánh đổi chỉ để chờ đợi một người con trai không ước hẹn”. Và rồi, đã nhiều lần nhạc sĩ trở lại bến sông xưa, nhưng bóng dáng người thương nay đã không còn.

Thương về người con gái sông quê, trong ca khúc Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, ông đã viết: Ai hôm nay ra khơi buông lưới. Mà nhìn chi mãi con tàu vào bờ. Nhìn bến cảng lại nhớ ngày xưa. Thương con đò cắm con sào đứng đợi... “Con đò cắm sào đứng đợi chính là hình ảnh của người con gái làng dệt năm nào” - nhạc sĩ ngậm ngùi.

Nhớ đến bài hát này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cứ nhắc hoài Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Hà Tĩnh thời ấy là ông Trần Quang Đạt (sau này là Chủ tịch UBND tỉnh – PV). “Tôi rất biết ơn ông Đạt, người đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình đi thực tế viết 2 ca khúc về Hà Tĩnh” - ông bộc bạch. Ông Đạt là người luôn sát cánh và kể cho ông nghe nhiều điển tích, những nét sinh hoạt trong đời sống văn hóa của các vùng quê Hà Tĩnh. Sau khi Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Đạt đã gặp nhạc sĩ và bảo: “Anh không phải là người Hà Tĩnh mà viết hay như vậy thì là người Hà Tĩnh chính hiệu rồi đấy”.

Từ khi ra đời năm 1974 đến nay, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh được xem như “tỉnh ca”. Cứ dịp lễ lạt, liên hoan hay họp mặt ở bất cứ nơi đâu mà nghe câu: (Chứ) Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh/ Nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ dòng sông La/ Nhớ biển rộng (mà) quê ta ớ ơ ơ ơ… là ắt hẳn có người Hà Tĩnh. Trong sự nghiệp sáng tác, không phải người nghệ sĩ nào cũng có được niềm hạnh phúc ấy.

Trở thành “người Hà Tĩnh chính hiệu”, Nguyễn Văn Tý mang nặng nợ duyên hơn với miền quê này. Hai năm sau, ông Trần Quang Đạt lại mời nhạc sĩ về Hà Tĩnh để sáng tác về lĩnh vực xây dựng, thủy lợi. Ông gật đầu rồi theo chân đoàn trưởng văn công Lê Hàm đi thực tế tại công trường hồ Kẻ Gỗ. Hơn một tháng “ba cùng” với anh em văn công và công nhân công trường, bài hát Người đi xây hồ Kẻ Gỗ ra đời. Bởi chúng mình thương bao nhiêu mảnh đất cằn/ Mà đời không ngại đào mấy con kênh…, quả thật, hiếm bài hát nào viết về lao động lại dạt dào tình cảm, đẹp mộng mơ như thế. Bài hát mang âm hưởng dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vừa thiết tha tình cảm gắn bó với quê hương, vừa hừng hực khí thế lao động hăng say của người đi xây hồ, đắp đập.

Cái duyên nợ của Nguyễn Văn Tý với núi Hồng, sông La cứ vậy theo mãi ông cho đến những năm tháng cuối đời. Vào năm 2006, hưởng ứng đợt vận động sáng tác về Ngã ba Đồng Lộc nhân ngày giỗ 10 nữ anh hùng, nhà thơ Bùi Mạnh Hảo đã đem bài thơ Mười bông hoa trinh liệt giữa Ngã ba Đồng Lộc đến nhờ nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý phổ nhạc. Vậy là từ thành phố Hồ Chí Minh, ông trở lại Hà Tĩnh khi đã 83 tuổi. Giữa Ngã ba Đồng Lộc lộng gió, người nhạc sĩ già chống gậy nhấc từng bước, run run thắp nén nhang trên nấm mộ mười bông hoa trinh liệt. Nước mắt lặng lẽ lăn trên gò má và một khúc ca bất tử ngân đọng trong tâm hồn nhạc sĩ. Thế rồi, trường ca Mười bông hoa trinh liệt giữa Ngã ba Đồng Lộc ra đời với những rung cảm vô cùng mạnh mẽ: Các o nằm lại đây phong sương cùng cây cỏ/ Dưới từng nấm mộ nhỏ e ấp một tâm linh/ Mỗi con tim chan chứa biết bao tình (…)/ Các o nằm lại đây vẫn thẳng hàng như một thời xông trận/ Đạn đã lên nòng, cuốc xẻng chắc trong tay.

Và đó cũng là ca khúc cuối cùng dành cho Hà Tĩnh, kết thúc sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của người nhạc sĩ tài hoa.

NHỮNG “DƯ ÂM” CÒN LẠI
Ngồi trò chuyện được một lúc, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nhờ tôi đỡ ông nằm xuống chiếc gường nhỏ. Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ treo đầy ắp những kỷ vật gắn bó với cuộc đời ông. Trong nhà ông, thứ còn “lung linh” nhất có lẽ là bức tường treo bằng khen, huân chương và những tấm ảnh cỡ lớn chụp ông với những người bạn. Căn phòng ông ở liền kề với gian ngoài, kê chiếc giường đơn bằng sắt, một cây đàn tranh cũ treo trên tường, chiếc organ hỏng phím và một chiếc ti vi nhỏ.

Phía đầu giường, bên cạnh bản đánh máy bài thơ của Hội Đồng hương Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh chúc thọ ông có treo một tấm biển màu đỏ, ghi: Tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý an dưỡng tuổi già đến suốt đời, 5 triệu đồng mỗi tháng. Ông cho biết, cách đây mấy tuần, mấy anh ở Hội Đồng hương Hà Tĩnh đến thăm và chuyển tiền phụng dưỡng của tỉnh cho ông. Các anh ấy bảo, anh Hà Văn Thạch – Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh thay mặt lãnh đạo tỉnh nhờ Hội Đồng hương chuyển đến tôi lời thăm hỏi sức khỏe và tiền phụng dưỡng vì các anh Hà Tĩnh chưa vào thăm tôi được. Nhân gặp cậu ở đây, tôi nhờ cậu chuyển lời cảm ơn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đến lãnh đạo và nhân dân Hà Tĩnh. Thật là quý hóa, tình sâu, nghĩa nặng biết chừng nào!

Tuổi cao lại thêm 3 lần bị tai biến, tắc nghẽn mạch máu não, hư thận, dạ dày và căn bệnh tiền liệt tuyến đã hạ gục ông. Tuổi già trong căn phòng nhỏ, ông phải dùng chiếc gậy 3 chân để đi lại, nhưng cũng phải có người dìu, còn mắt thì đã lão đến hết cả số. Cả một đời tằm nhả tơ, dâng hiến cho đời bao tuyệt phẩm, giờ đây, trong nỗi cô đơn của tuổi xế chiều lẻ bóng, người nhạc sĩ tài hoa ấy đang lục tìm lại ký ức một thuở. Ngày ngày, trong căn phố nhỏ, ông vẫn mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ để rồi đêm đêm anh lặng ru người trăm năm.

Những khúc ca dặt dìu về những người phụ nữ một thời ông thương mến và về miền đất nợ duyên Hà Tĩnh vẫn ngân vọng thiết tha. Một thời và mãi mãi.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5/3/1925 tại TP Vinh (Nghệ An).
Tác phẩm được yêu thích: Dư âm, Mẹ yêu con, Dáng đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Em đi làm tín dụng, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh)...

TP Hồ Chí Minh, tháng 1/2015

Văn Học
Việc quan hệ tình dục (QHTD) nhiều lần trong một đêm làm cho cơ thể mệt mỏi. Dưới đây là những hậu quả khi quan hệ nhiều lần 1 đêm bạn nên biết.


Dễ mắc bệnh nghiêm trọng. Nam giới thường xuyên làm điều này, do cơ quan sinh dục liên tục bị sung huyết sẽ có thể dẫn đến một số chứng bệnh như: viêm tuyến tiền liệt, viêm bao tinh hoàn… không những gây khó chịu tại cơ quan sinh dục, nhức mỏi lưng eo mà còn xuất hiện hiện tượng tinh dịch lẫn máu. Đối với nữ giới thì do cơ quan sinh dục luôn trong trạng thái sung huyết có thể gây sung huyết vùng xương chậu, dẫn đến cảm giác khó chịu mệt mỏi phần dưới, đau eo…

Nguy cơ thất bại cao. Nhà sinh vật học Alfred Kinsey (người Mỹ), một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tình dục, tiết lộ, ông nhận được rất nhiều tư vấn bí mật của cánh đàn ông sau khi họ thất bại với nỗ lực duy trì “hiệp 2″ một cách thường xuyên.

Dễ mắc tai nạn giường chiếu. Một số quý ông tiết lộ họ đã sử dụng cả thuốc tăng cường tình dục hay xem “phim tình cảm” để lấy hưng phấn. Tuy nhiên, khả năng của họ lại dần bị yếu đi trong thời gian rất ngắn. Thậm chí, một số đối mặt với tai nạn liên quan đến “của quý”.

Ảnh hưởng đến thể trạng, tinh thần. Đối với cả hai bên nam và nữ mà nói đều tạo nên sự tiêu hao thể lực rất lớn, cứ kéo dài như vậy sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm thể trạng, tiếp theo đó là sự ảnh hưởng tồi tệ hơn đến trạng thái tinh thần, khả năng tư duy, trí nhớ, và khả năng phân tích…

Khoái cảm ít hơn. Nam giới thường xuyên làm điều này khiến thời gian “xuất binh” kéo dài, điều này rất bất lợi vì nó là nguyên nhân cho các triệu chứng như: liệt dương, không xuất tinh, xuất tinh chậm, không có khoái cảm, rối loạn chức năng tình dục…

Chức năng tình dục dễ bị lão hóa. Do các xung động phát sinh một cách liên tục và lặp đi lặp lại, đôi bên đều phải gia tăng gánh nặng cho cơ quan sinh dục và hệ thống dây thần kinh trung tâm, kết quả là thường xuyên bị mệt mỏi quá độ. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng tình dục và khiến chức năng này sớm bị lão hoá.

Ảnh hưởng đến tâm lý yêu. Đối với cả nam và nữ việc “yêu” liên tục đối với lần thứ 2, 3 hoặc 4 thì mức độ khoái cảm đạt được luôn kém hơn lần đầu do đó dễ gây nên sự ảnh hưởng tâm lí, việc nghĩ rằng mình có vấn đề về khả năng “yêu”… cuối cùng là dẫn đến những trở ngại về nhân tố tinh thần và nhân tố tâm lí nghiêm trọng.

Suy giảm chức năng tình dục. Nam giới sau khi “yêu” sẽ có một khoảng thời gian là không “phản ứng” cho dù có sự kích thích. Nếu cứ cố tình thêm “hiệp phụ” trong khoảng thời gian này thì rất dễ dẫn đến suy giảm chức năng sinh dục.

Đôi khi vô tình bị cuốn vào vòng xoáy hối hả của cuộc sống, chúng ta lại vô tình quên đi những điều đơn giản nhất.
Bộ tranh vẽ "Tết chỉ về khi bạn trở về" sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều này.
Chúc các bạn có một năm mới Ất Mùi ấm áp, vui vẻ bên gia đình và người thân.


























Cuộc sống luôn cho ta những sự lựa chọn, việc từ bỏ hay kiên trì theo đuổi cái gì đó là hai việc mà chúng ta luôn luôn phải lựa chọn. Nhưng khi nào nên kiên trì và thứ gì nên từ bỏ? Đó là câu hỏi mà không ai khác ngoài bản thân ta mới có thể là người đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Dưới đây là 5 việc nên làm, bạn tham khảo để có được cuộc sống vui vẻ nhé

Từ bỏ suy nghĩ : “Mình luôn đúng”
Đây có thể là một thứ bạn luôn phải giữ trong đầu nếu bạn đang có một mối quan hệ lãng mạn. Đôi lúc chúng ta quá cố chấp để chúng tỏ rằng ai sai ai đúng mà quên hẳn đi rằng khi nói đến chuyện tình cảm hay những thứ cảm xúc phức tạp của con người, chuyện đúng hay sai thì có quan trọng gì đâu?


Từ bỏ việc đổ lỗi
Đổ lỗi để chối bỏ trách nhiệm mà đáng lẽ ra bạn phải nhận lấy. Rõ ràng việc đỗ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, cho sự việc… sẽ dễ dàng hơn rất nhiều việc phải tự nhìn nhận lại bản thân. Việc đổ lỗi chẳng giúp giải quyết được vấn đề gì, cũng chả lợi cho ai cả – chẳng ai thắng hay thua trong trò chơi chối tội này. Trái lại, sức lực và những căng thẳng bạn dùng để nghĩ cách đổ lỗi cho người khác chỉ lấy đi của bạn cơ hội để sửa sai, tiến lên phía trước.

Từ bỏ than thở
Phàn nàn, than vãn không phải là cách để chiến thắng, cũng không phải là một lối sống đúng nghĩa. Khi có thể trút được nỗi lòng bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhưng sự thật thì chẳng ai muốn suốt ngày phải chịu đựng những lời nói chán nản của bạn và không ai có thể giúp đỡ được bạn ngoài chính bản thân mình. Đừng để những năng lượng tiêu cực đó gặm nhấm tinh thần chiến đấu của bạn nhé. Và bạn hãy luôn nhớ rằng, hành động cụ thể sẽ có ích hơn nhiều so với việc chỉ ngồi đó mà kêu ca.

Từ bỏ việc phải gây ấn tượng với đối phương
Trong suốt thời niên thiếu và cả những năm 20 tuổi, tôi luôn phải gắng gồng và tìm mọi cách để tạo được thiện cảm và gây ấn tượng cho mọi người, cố gắng để luôn được mọi người yêu mến. Tất cả những gì tôi làm đều là để bản thân được chấp nhận và để có thể hòa nhập với mọi người xung quanh. Thực sự đó là một nỗ lực vô cùng mệt mỏi mà tôi tin rằng, ai cũng từng trải qua giai đoạn như thế. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, cuộc sống dường như phải gắn liền cả với những trang mạng xã hội, bạn phải lo lắng xem người ta nghĩ gì về mình cả online lẫn offline. Cuộc sống vốn đã nhiều chuyện phức tạp, sao lại phải mang thêm một gánh nặng trên người như thế?

Khi bạn học cách chấp nhận chính bản thân mình, từ những điểm mạnh, điểm yếu, những sai sót, hay những điểm khác biệt… bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này hạnh phúc hơn rất nhiều. Khi cảm thấy tự tin, bạn sẽ không quá quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình. Bạn chẳng còn nghĩ ngợi liệu ai đó có thích bạn hay không, vì sâu tận đáy lòng bạn biết rằng, những người thật sự quan tâm đến bạn sẽ yêu chính con người bạn mà không bao giờ đánh giá hay xét nét.

Từ bỏ việc coi mình là nạn nhân
Cách nhìn nhận của bạn về một sự việc giúp cho bạn kiểm soát được cuộc sống của mình hiệu quả hơn. Cuộc sống này không hề có điều tuyệt đối, không công bằng, cũng không phải lúc nào cũng tử tế. Những điều tệ hại sẽ thường xuyên xuất hiện trong đời ta. Tuy nhiên nếu ta dũng cảm đối mặt với chúng, và không bị mặc kẹt trong tâm lý “là nạn nhân của cuộc đời”, ta sẽ có nhiều khả năng để vượt qua và có thêm nhiều động lực để tiến tới.


Từ bỏ cảm giác đời mắc nợ mình
Trong cuộc đời này, chẳng ai nợ bạn thứ gì cả. Một khi bạn sống với suy nghĩ mọi người nợ mình, mình dĩ nhiên phải được cái này hay cái kia… chắc chắn bạn sẽ gặp không ít thất vọng trong đời. Ngược lại, một thái độ biết ơn vì những thứ bạn có, hay nhìn điều tích cực như là một món quà của cuộc sống, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc biết chừng nào.Với bạn, bạn nghĩ mình sẽ hạnh phúc hơn nếu từ bỏ đi thứ gì trong cuộc sống?
Xuất hiện trong mùa Valentine năm nay, phim ngắn “Giữ” đã làm lay động tâm hồn của những người trẻ bởi ý nghĩa sâu sắc.

Nội dung clip "Giữ" xoay quanh ba mẩu chuyện nhỏ: một chàng sinh viên nghèo yêu thầm một nàng tiểu thư, hai nhân viên văn phòng gặp nhau giữa cái hối hả tất bật của nhịp sống thị thành, hai người lớn tuổi cô đơn mừng mừng tủi tủi gặp nhau như một cái duyên đời thường. Cái cớ để họ tìm thấy nhau trong cả ba câu chuyện chính là định mệnh được sắp đặt bởi thần Cupid cùng thông điệp: “Tôi – Tạo ra những khoảnh khắc tình yêu định mệnh. Bạn là người lựa chọn ở lại bên nhau hay rời xa mãi, đó là quyết định và nỗ lực của bạn”.


Khác với suy nghĩ thông thường, Valentine là một ngày rất ngọt ngào dành cho đôi lứa, phim ngắn “Giữ” đã mang lại cho chúng ta một cách nhìn khác về ngày lễ tình nhân. Đó là những cơ hội gặp gỡ mà đôi khi mình đã đánh mất vì nhiều lý do khác nhau.

"Giữ" là món quà Valentine mà LOA dành cho tất cả mọi người, để những ai còn được yêu thương thì hãy trân trọng, và những ai đã lỡ đánh mất thì hãy cứ tin rằng, một nửa của mình có khi cũng đang ở rất gần. Chỉ cần mở lòng và gìn giữ, hạnh phúc sẽ mỉm cười.

LOA (Laugh or Act) là dự án vì cộng đồng do một nhóm người trẻ sáng lập vào cuối năm 2014 với mong muốn tạo ra nhiều hoạt động là những cú hích nhẹ mà sâu, được khởi đầu bằng những bài viết gần gũi trên Fanpage của mình, đánh thức mọi người hành động vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cùng xem Phim ngắn ý nghĩa này:


TT - Những ngày cuối năm, mọi người nô nức đi mua sắm tết. Còn giáo viên như tôi lại sợ những phiên chợ cuối năm lắm.
Người ta mua giò mua nem, mua đồ cúng tết và để thết đãi khách “nhẹ tựa lông hồng”. Còn tôi mua gì cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng, nâng lên đặt xuống để khỏi thiếu trước hụt sau.
Ảnh minh họa

Mủi lòng nhất là lúc con gái tôi đi học về kể rằng nhà bạn A ăn tết to thế nào, rồi bạn B được ba mẹ mua cho những bộ đồ đắt tiền. Nhìn ánh mắt thèm muốn của con, là người mẹ, tôi thấy buồn quá.
Trong những phiên chợ tết, tôi chẳng biết nên mua món nào, bỏ món nào khi mà tiền thưởng chỉ có vài trăm nghìn. Tết năm nào cũng vậy, đối mặt với bài toán sắm tết, số tiền thưởng tết bèo bọt của giáo viên chẳng biết làm sao cho cái tết thêm đầy đủ. Số tiền thưởng nhỏ nhoi ấy thực sự chẳng thấm tháp vào đâu.
Có lẽ với giáo viên, những phiên chợ tết luôn đơn giản nhất. Nhiều lúc thấy chạnh lòng khi nghe mọi người khoe đã “khuân” cả siêu thị về nhà rồi. Còn mình lúc nào cũng gói ghém trong khuôn khổ.
Thèm làm sao cảm giác được mua cho con một chiếc váy thật đẹp. Có lẽ chúng tôi lo đến những ngày tết nhất bởi vì những ngày này, gánh nặng “cơm áo gạo tiền” càng rõ hơn bao giờ hết. Ngày thường đã phải vật lộn với đồng lương ít ỏi.
Ngày tết, chúng tôi lại càng phải đối mặt với nhiều lo toan hơn. Những cái tết thiếu thốn khiến người cầm phấn luôn cảm thấy mặc cảm, chạnh lòng. Nhưng làm sao chúng tôi có thể “chạy trốn” bài toán chi tiêu?
Chẳng bao giờ chúng tôi dám mong thưởng nhiều nhưng có lẽ ê chề nhất là năm nào, món quà “đi tết” nội ngoại của nhà tôi cũng không thể đơn sơ hơn được nữa. Nhiều lúc mong có ít đồng biếu ông bà cho đỡ tủi thân, cũng muốn mua cho bố mẹ cái áo mới diện tết, nhưng điều này gần như là không thể. Lưỡng lự đứng trước những món đồ tết đẹp, tôi chỉ biết thở dài rồi chép miệng đi qua.
Tết năm nào cũng phải “nói khó” với đôi bên nội ngoại: “Năm nay kinh tế khó khăn nên chúng con chẳng có đồng nào biếu tết ông bà”.
Đành rằng ông bà “thông cảm” cho mình, quý tấm lòng là chính nhưng vẫn thấy áy náy lắm. Cái cảm giác mình bị thua kém khi mừng tết bố mẹ mình thật khó tả. Lòng dặn lòng sẽ không ai trách mình đâu nhưng sao vẫn thấy tủi phận vì tết năm nào chả vậy?
Ngày Tết cổ truyền dân tộc đã đến rất gần, cùng với việc được nghỉ lễ dài hơi là các cuộc nhậu liên miên, uống rượu nhiều rất dễ gây tổn hại đến sức khỏe của bản thân. Cùng đọc một số lời khuyên sau để giúp bạn đón tết vui khỏe


Rượu là chất kích thích dạ dày và có thể gây nôn ói. Nó cũng làm giảm phản xạ há miệng, làm tăng nguy cơ bị nghẹt thở vì chất nôn nếu uống rượu quá mức. Nguy cơ vô tình hít phải chất nôn vào phổi có thể dẫn đến một sự gián đoạn nguy hiểm hoặc gây tử vong do ngạt thở. Nôn quá nhiều cũng có thể dẫn đến mất nước nặng. Uống rượu quá nhiều và quá nhanh sẽ tác động đến nhịp thở, nhịp tim, phản xạ nôn đưa đến hôn mê và chết.


Một vài triệu chứng ngộ độc rượu là nôn ói, lẫn lộn, co giật, thở chậm, nhịp thở không đều, da xanh tái, hạ thân nhiệt, tiêu tiểu trong quần, mê man, không đánh thức được. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng hội đủ những triệu chứng trên. Hầu hết triệu chứng là biểu hiện tình trạng nặng. Mê man không đánh thức được là biểu hiện của nguy cơ tử vong.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu là tình trạng sức khỏe chung, cân nặng, bụng trống, thuốc đang uống điều trị bệnh, nồng độ rượu, lượng rượu và "tốc độ" uống, khả năng dung nạp hay "tửu lượng"...

Khác với say rượu khi uống quá chén, ngộ độc rượu là tình trạng cấp cứu nên cần nhập viện gấp. Mọi sự chậm trễ đều tăng nguy cơ tử vong.

Để uống rượu an toàn ngày xuân, nên:

- Uống sau khi đã "lót bụng", tránh tình trạng cảm lạnh do đói rét.

- Uống lượng nhỏ và từ từ (không uống vì thách thức).

- Không uống rượu bia không đảm bảo chất lượng.

- Hãy lắng nghe cơ thể để biết dừng đúng lúc.

Có thể phòng ngộ độc rượu bằng cách chọn loại rượu có thương hiệu, đảm bảo an toàn thực phẩm và chỉ uống ít.
Ngày lễ Tình nhân (Valentine day) được biết đến là ngày của các cặp đôi yêu nhau, nhưng việc bạn còn độc thân thì cũng không có gì đáng sợ cả, cùng đọc một số lời khuyên sau để giúp bạn tận hưởng một ngày 14/2 vui vẻ và đáng nhớ.

1. Biến Valentine thành dịp tụ tập của các cô gái độc thân

Nếu bạn có vài cô bạn khác còn trong tình trạng “yêu sự tự do” thì chẳng còn gì tuyệt vời bằng biến đêm Valentine buồn chán thành một buổi quậy nổ trời chỉ có con gái với nhau. Chọn một quán bar hay câu lạc bộ thân quen, hoặc tổ chức một chuyến dã ngoại xa nhà, mang theo những đĩa DVD phim yêu thích cùng đồ ăn, thức uống nhẹ là đã đủ cho một buổi tụ tập vui vẻ.

2. Kết nối các "Hội độc thân vui vẻ"

Nếu trong danh sách bạn bè còn có thêm các chàng trai độc thân nữa thì hãy biến bữa tiệc thành nơi gặp gỡ của cả “hội độc thân”. Những người trẻ mới bắt đầu sự nghiệp, chưa vướng bận gia đình có vô số thứ hay ho, thú vị để chia sẻ với nhau. Thay vì đón Valentine một mình, hãy thử giao lưu gặp gỡ với mọi người, không chừng bạn sẽ kiếm được một người bạn hợp cạ hoặc có thêm nhiều ý tưởng thú vị.

3. Dành thời gian cho gia đình

Một sự lựa chọn tuyệt vời nữa trong ngày Valentine là dành thời gian về bên gia đình. Gia đình thật sự rất quan trọng với mỗi người, song không phải lúc nào ta cũng có thể thoát khỏi guồng quay vội vã của cuộc sống để cảm nhận điều đó. Vậy tại sao bạn không dành Valentine này để về nhà ăn bữa cơm gia đình với tất cả niềm yêu thương trọn vẹn?

5. Thay đổi thái độ sống

Rõ ràng là thái độ của bạn đối với Valentine sẽ quyết định cách bạn trải nghiệm nó cũng như mọi cảm giác vui buồn bạn đón nhận được. Nếu bạn luôn tích cực, lạc quan thì không chỉ Valentine mà tất cả các ngày trong năm đều tươi đẹp, phấn khởi. Nhưng nếu bạn buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, than trách mình cô đơn thì 364 ngày còn lại cũng hẩm hiu như nhau.

5. Ngày của bản thân

Có một số bạn không muốn giao du với ai trong ngày này mà chỉ muốn dành thời gian cho bản thân. Như vậy cũng chẳng sao, cứ dành nguyên một ngày đi đến spa, làm móng, sửa kiểu tóc và nuông chiều cơ thể thêm một chút. Sau đó, khi mọi sự lãng mạn của ngày 14/2 qua đi, bạn lại trở về với cuộc sống thường nhật đầy năng lượng.

6. Đổi mới nơi làm việc

Hãy mang không khí phấn khởi, sảng khoái đến nơi làm việc trong ngày Valentine. Bạn có thể tự làm ít đồ ăn ngon chia sẻ cho đồng nghiệp hoặc tổ chức một bữa trưa chung vui với nhau. Đây là thời điểm thích hợp để tăng cường mối quan hệ thân mật với các đồng nghiệp, biết đâu bạn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc. Đồng nghiệp của bạn sẽ đánh giá cao hành động thiện tâm đó của bạn.

7. Dịp suy nghĩ về bản thân

Cuối cùng, hãy dành thời gian này để suy nghĩ về bản thân. Hãy suy xét về những mối quan hệ bạn đã trải qua, về những vấn đề mình đã gặp và cẩn thận rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho bản thân. Hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ khi nào sẵn sàng để bắt đầu mối quan hệ mới và khi nào cần nghỉ ngơi. Vậy nên, bây giờ bạn còn ghét Valentine không? Suy cho cùng đó cũng chỉ là một ngày dành riêng cho sự yêu thương. Vậy hà cớ gì không tận hưởng và yêu thương bản thân mình thêm chút nữa?
Nhân vật được người dân nhớ đến là người giúp Đà Nẵng "thay da đổi thịt" - Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh đã trút hơi thở cuối cùng lúc 12h12 ngày 13/2 sau hơn nửa năm điều trị bệnh rối loạn sinh tủy ở Singapore, Mỹ và Việt Nam.


Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương cho biết, Ban đang gấp rút hoàn tất các thủ tục để thông báo diễn biến tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh trong thời gian qua cũng như tin ông Thanh đã qua đời.

Khoảng 12h40. xe cấp cứu từ Bệnh viện Đà Nẵng đưa ông Thanh về nhà riêng. Hàng trăm người dân ngay lập tức đến túc trực trước cửa nhà ông.

Ít phút sau đó, lực lượng cảnh sát khu vực và giao thông được huy động. Họ yêu cầu những người bán hàng trước cửa nhà di chuyển đi nơi khác.
Người dân tập trung trước cửa nhà ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng

Sáng nay, sau chuyến thăm ông Thanh, thành ủy và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cho biết, các y bác sĩ đang nỗ lực hết mình theo phương châm "còn nước còn tát".

Cách đây hai ngày, ông Nguyễn Bá Thanh rơi vào trạng thái hôn mê, các chức năng về máu đều kém, hồng cầu và tiểu cầu giảm mạnh, có dấu hiệu xuất huyết. "Màng bụng có nước máu, nước tiểu cũng có máu. Da động nhẹ là chảy máu", GS Phạm Gia Khải - Ban bảo vệ sức khỏe trung ương cho biết.

GS Khải đánh giá, chức năng gan của ông Thanh "rất tồi", sắc tố mật tăng lên dữ dội. Qua hai lần siêu lọc, huyết tương xuống nhưng sau đó lên rất nhanh. Việc điều trị đông tây y kết hợp như phác đồ trước đó vẫn duy trì, nhưng không giải quyết được gì vì đây là giai đoạn nặng của bệnh.

Từ khi ông Thanh về nước điều trị (ngày 9/1), đã có 29 lượt giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành vào khám, trong đó có 6 lần hội chẩn, hai lần lọc máu.

Năm nay 62 tuổi, ông Nguyễn Bá Thanh từng giữ chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trước khi làm Trưởng ban Nội chính từ tháng 12/2012. Ông được phát hiện bệnh rối loạn sinh tủy vào tháng 5/2014, điều trị tại Singapore và Mỹ.

Tại Mỹ, ông được hóa trị 3 đợt để diệt mầm bệnh, tiến tới ghép tủy. Tuy nhiên, điều kiện ghép tủy chưa đạt nên phải dừng lại. Tối 9/1, ông Thanh trở về nước tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Sức khỏe ông lúc đó được đánh giá là khá ổn định. Bệnh nhân tỉnh táo, nói chuyện bình thường và đã cùng bác sĩ thảo luận về phác đồ điều trị cho mình.

Hiện người điều hành công việc thay ông Nguyễn Bá Thanh tại Ban Nội chính trung ương là Phó trưởng ban thường trực Phan Đình Trạc.
Khán giả chỉ nhìn những bước chạy quen thuộc uyển chuyển và nhẹ nhàng của Tuấn Anh trên sân bóng, nhưng ít ai biết điều đặc biệt của cầu thủ này

Trái với hình ảnh thích thu mình trong phòng riêng sau những buổi tập, Tuấn Anh trong mắt đồng đội là một người luôn sống hết lòng vì gia đình, bạn bè. “Nếu gọi đó là tự kỷ thì cậu ta đúng là một người tự kỷ kỳ lạ nhất mà tôi gặp!”, HLV Graechen từng nói như thế về cậu học trò đặc biệt của mình, người duy nhất lọt vào “tầm ngắm” của HLV lừng danh Arsene Wenger.

Có nhiều người cho rằng vì phải trải qua nhiều lần phẫu thuật tạo hình vết thương hở môi trên do bị ngã hồi bé, Tuấn Anh hay mặc cảm nên luôn tránh tiếp xúc với bên ngoài. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. “Tuấn Anh nói chuyện khéo lắm, lại cư xử dễ thương nên quen được một cô bạn gái rất xinh, đang học đại học ở TP HCM.


Có điều, do thói quen thích “trốn” trong phòng để nghe nhạc và chat với bạn gái, lại sống trong một tập thể rất đông đồng đội nghịch phá nên dĩ nhiên cậu ấy hay bị chọc là “tự kỷ”. Thực ra, tiếp xúc nhiều mới thấy Tuấn Anh sống rất hòa đồng và luôn hết mình vì bạn bè, có bữa tiệc hay hoạt động ngoại khóa nào mà cậu ta vắng mặt đâu!”, tiền vệ Minh Vương, người đồng hương Thái Bình ở cùng phòng với Tuấn Anh, cho biết.

Sau những lần tiếp xúc với cầu thủ này, HLV U19 Nhật Bản Masakazu Suzuki nhận xét: “Người hâm mộ Việt Nam có thể ồ lên trước một đường chuyền độc đáo của Xuân Trường, rồi sung sướng khi Công Phượng ghi bàn nhưng để công nhận một tài năng hiếm có của lứa U19, họ cần nhắc đến Tuấn Anh. Tôi thấy cậu ta thực sự đặc biệt”.

Vấn đề là nếu những ai có dịp chứng kiến thói quen sinh hoạt của tiền vệ trẻ này thì chắc chắn đều ngạc nhiên vì hai tính cách khác biệt trong một con người Tuấn Anh.

Nếu như trên sân cỏ, Tuấn Anh luôn là người chạy nhiều nhất đội với bình quân 10-12 km mỗi trận thì ngược lại, cứ về phòng là cầu thủ này chỉ thích nằm một chỗ, rất lười đi chơi. Trái với cách cầm trịch trận đấu đầy uyển chuyển, khi chuyền bóng nhẹ nhàng lúc tranh chấp mạnh mẽ, Tuấn Anh ở ngoài đời bị đồng đội ví như một bộ phim “quay chậm” với điệu bộ di chuyển chậm rãi, từ tốn khiến nhiều người phải ngạc nhiên, không hiểu vì sao khi trên sân, chỗ nào cũng thấy dấu giày cầu thủ này.

Trong sinh hoạt, khi các đồng đội thường tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để uống cà phê hay chơi điện tử thì Tuấn Anh lại chỉ thích được day ấn huyệt. “Kể từ ngày đứt dây chằng, tôi đều tập thói quen xoa bóp gân cốt mỗi ngày ít nhất hai lần để bảo đảm thể trạng phục hồi tốt nhất. Tôi chỉ tự tin thi đấu khi cơ thể đã hoàn toàn bình phục”, Tuấn Anh nói.

Cũng nhờ ít la cà mà Tuấn Anh dành được nhiều thời gian để tìm hiểu về khoa học, công nghệ cũng như học thêm tiếng Anh. Là người được đánh giá có khả năng tiến xa nhất, có thể đạt đến tầm ngôi sao châu lục nếu biết nỗ lực nhiều hơn nữa, có khi chính sự cá tính trong cách sống của Tuấn Anh lại chính là nét chấm phá có thể giúp tài năng trẻ này hoàn thành được mơ ước sang châu Âu thi đấu.

“Bí kíp” của U19 Việt Nam

“Đừng câu giờ, hãy chơi bóng!” là thông điệp mà LĐBĐ châu Á (AFC) mới phát động cuối năm 2013 với mong muốn mọi đội bóng ở châu lục cùng cố gắng nâng cao chất lượng các trận đấu, giúp bóng lăn liên tục, tẩy chay tình trạng câu giờ phổ biến ở bóng đá châu Á.

Thật bất ngờ khi tuyển U19 Việt Nam lại là đội lập kỷ lục chơi “bóng sống” lâu nhất châu Á năm 2014 với thành tích 68 phút tại trận hòa U19 Trung Quốc ở VCK U19 châu Á diễn ra vào tháng 9-2014 ở Myanmar, hơn hẳn 8 phút so với cột mốc 60 phút mà AFC khuyến khích cả châu lục. Ở giải đấu đó, U19 Nhật Bản cũng vượt qua được cột mốc 60 phút nhưng chỉ đạt 63 phút 25 giây ở trận tứ kết với U19 CHDCND Triều Tiên.

Chính lối chơi chuyền bóng nhanh và di chuyển nhiều theo trường phái Arsenal của Tuấn Anh và đồng đội đã không chỉ thiết lập kỷ lục châu Á mà còn trở thành niềm tự hào của người hâm mộ bóng đá trong nước. Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, người phụ trách việc chăm sóc dinh dưỡng cho các cầu thủ ở Học viện HAGL - Arsenal JMG (thành phần nòng cốt của U19 Việt Nam trong năm 2014), chính nhờ bổ sung thực đơn gồm ngũ cốc dinh dưỡng và sữa Grow Plus, các cầu thủ trẻ đã dần cải thiện được yếu tố thể trạng.
Bên cạnh lễ vinh danh dân ca ví, giặm là di sản thế giới (tổ chức tối 31.1 tại Vinh, Nghệ An), vẫn còn có nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân gắn bó với những khúc hát ví, giặm cảm thấy tủi thân, chạnh lòng vì bị lãng quên.

Chạnh lòng người nghệ sĩ
Khi nói đến dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, thì phải nói đến nhạc sĩ Lê Hàm, PGS Ninh Viết Giao, nhạc sĩ Thành Lưu, nhạc sĩ Văn Thế, nhạc sĩ Phan Thành… Đây là những con người đã dày công nghiên cứu, bỏ biết bao công sức mồ hồi để sưu tầm, sáng tác và lưu truyền dân ca ví, giặm đến với công chúng. Bên cạnh đó còn có những ca sĩ như Lê Thanh, Sông Thao, Đình Bảo… (nay là nghệ sĩ ưu tú) là những người hát dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đầu tiên đến với nhân dân… Tiếp đến là những ca sĩ lớp kế cận như Ngọc Hà, Hồng Lựu, Bích Ngọc, Tiến Dũng…. đã thanh danh nhờ dân ca ví, giặm được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao.

Nhạc sĩ Lê Hàm – người dày công nghiên cứu dân ca ví, giặm từ những năm 1970.

Thế nhưng tại buổi tổ chức lễ vinh danh dân ca ví, giặm được tổ chức rất hoành tráng ngày 31.1 vừa qua, những nghệ sĩ ưu tú như Ngọc Hà, Bích Ngọc… và các nhạc sĩ gạo cội như Lê Hàm, Song Thao… đều rất buồn, thậm chí bất bình vì ban tổ chức buổi lễ vinh danh đã “lãng quên” họ. Các nghệ sĩ, ca sĩ, nghệ nhân gắn liền với khúc hát dân ca ví, giặm từ những ngày mới vào nghề được công chúng và giới chuyên môn công nhận ấy, tiếc là không được mời tham gia biểu diễn chương trình; hơn nữa họ còn rất thất vọng khi chỉ một giấy mời xem chương trình thôi mà Ban tổ chức cũng không nhớ đến họ.
Nghệ sĩ ưu tú Phan Thị Ngọc Hà buồn bã cho biết: “Tôi là một ca sĩ, nghệ sĩ tham gia thể hiện những điệu hò, điệu hát ví, giặm ngay từ những ngày đầu tiên bước vào nghề. Sau một thời gian gắn bó với dân ca ví, giặm tôi được công chúng và các ban, ngành công nhận… Những ngày nay tôi rất buồn và tủi lắm, đi đến đâu ai cũng hỏi vì sao mình không được mời tham gia chương trình quan trọng này…”.
Khi trao đổi vấn đề này với ông Phạm Tiến Dũng – Phó Giám đốc Sở VHTTDL Nghệ An, ông Dũng cho biết: “Bản thân tôi cũng cảm thấy chạnh lòng cho các nghệ sĩ. Tuy nhiên, vấn đề không mời 2 nghệ sĩ Ngọc Hà và Bích Ngọc tham gia là chuyện của anh Vũ Hải (nhà biên kịch và đạo diễn chương trình). Tôi rất tiếc cho 2 nghệ sĩ Bích Ngọc và Ngọc Hà vì không được tham gia chương trình quan trọng đó… Đúng là đã có thiếu sót về vấn đề này”.

Nỗi buồn bằng khen
Quan điểm
Bộ trao bằng khen”.Nhạc sĩ Lê Hàm
Tôi là một trong những nhạc sĩ đầu tiên ở Nghệ An cùng PGS Ninh Viết Giao đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, cống hiến cho dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh… Thế nhưng chúng tôi thì được tỉnh Nghệ An trao bằng khen, còn những người chỉ có xây dựng hồ sơ, tổ chức hội thảo lại được  
Sáng 31.1, UBND 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức lễ vinh danh những nhạc sĩ, nghệ sĩ, nghệ nhân và những người có công đóng góp để Tổ chức UNESCO công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, ngay tại buổi lễ vinh danh này những nhạc sĩ, nghệ nhân như Lê Hàm, Thành Lưu, Văn Thế, Lệ Thanh, Sông Thao, Đình Bảo… chỉ được UBND tỉnh Nghệ An trao tặng bằng khen vì có những đóng góp quan trọng đối với dân ca ví, giặm trong suốt chiều dài hình thành và phát triển loại hình nghệ thuật này. Trong khi đó, điều khiến các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân bức xúc là ngay tại buổi vinh danh, hơn 10 cán bộ công chức thuộc Sở VHTTDL Nghệ An như ông Phạm Tiến Dũng (Phó Giám đốc Sở), bà Nguyễn Thị Thanh Hương (Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính), bà Đậu Thị Nụ (Phòng Quản lý di sản), bà Phan Thị Bích Hậu (Chánh văn phòng)… chỉ là những người tham gia xây dựng hồ sơ, tổ chức đánh giá sưu tầm, tổ chức hội thảo… thì lại được Bộ VHTTDL trao bằng khen.Trao đổi với nhạc sĩ Lê Hàm- người nhạc sĩ đã gắn bó hơn 60 năm với dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trong vai trò người sưu tầm, sáng tác, ông tỏ ra bức xúc: “Tôi là một trong những nhạc sĩ đầu tiên ở Nghệ An cùng PGS Ninh Viết Giao đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, cống hiến cho dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh…
Thế nhưng chúng tôi thì được tỉnh Nghệ An trao bằng khen, còn những người chỉ có xây dựng hồ sơ, tổ chức hội thảo lại được Bộ trao bằng khen. Tôi cảm thấy chênh lệch lắm. Nếu đúng thực sự tôn trọng chất xám, dày công đi tìm kiếm và cống hiến cho nền dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thì Bộ phải vinh danh chúng tôi. Ngay cả cái bằng khen của tỉnh cũng không tôn trọng giới nghệ sĩ chúng tôi, buồn lắm nhưng biết làm sao được…”.
Về vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng – Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho hay: “Bằng khen của Bộ và của tỉnh là ngang nhau, tôi không biết tiền thưởng trong mỗi bằng khen là bao nhiêu…”.
Với 2 danh hiệu quả bóng vàng, cho đến bây giờ, cầu thủ Thành Lương đã trở thành một trong những người sở hữu nhiều danh hiệu cá nhân nhất của bóng đá Việt Nam. Nhưng với cá nhân tôi, Lương “dị” vẫn chỉ là một anh chàng bình dị, mộc mạc, hay đúng hơn là Quả bóng vàng “nhà quê”…


Tôi và Lương “dị” quen và chơi với nhau từ lúc tiền vệ này mới chập chững vào nghề. Lương “dị” lúc ấy như tờ giấy trắng tinh, kể cả khi bắt đầu gây được sự chú ý từ VCK giải U21 báo Thanh Niên ở Bình Định. Sau cú bật nhẩy này, Lương “dị” được đôn lên đội 1 HN ACB lúc mới 17 tuổi.

Tôi nhớ kỷ niệm ngày Lương “dị” mới chập chững gây dựng tên tuổi. Thời điểm ấy, tôi nhận được lá phiếu mời bầu chọn Quả bóng vàng và Lương “dị” còn chưa định hình điều gì. Tôi và Lương “dị” tâm sự với nhau về danh hiệu Quả bóng vàng để rồi cầu thủ gốc Hà Tây này nói thật lòng: “Không biết trong đời cầu thủ, em có cơ hội chạm tay vào danh hiệu Quả bóng vàng?”. Lương “dị” nói về giấc mơ của mình, nhưng chúng tôi lúc ấy chỉ có ao ước, trước tiên là hướng đến một giải phụ là danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc.

Sau cuộc trò chuyện đặc biệt ấy, Lương “dị” lên như diều gặp gió. Lương “dị” nhận giải “Cầu thủ trẻ xuất sắc 2008” và một năm sau, lần đầu tiên cầu thủ gốc Hà Tây này lên ngôi. Tôi nhớ mình đã đón nhận cái tin Lương “dị” nhận Quả bóng vàng đầu tiên ấy bằng sự bình thản. Bởi trong cuộc trò chuyện giữa tôi và Lương “dị” khi lần đầu nói đến ước vọng của đời cầu thủ, tôi đã nhìn thấy trong từng câu nói của Lương “dị” là sự quyết tâm, khát vọng.


Lương “dị” bây giờ đã là ngôi sao, sở hữu trong tay 2 Quả bóng vàng. Thành quả ấy đưa Lương “dị” vào tốp những cầu thủ giàu danh hiệu cá nhân nhất của bóng đá Việt Nam. Cuộc sống của cầu thủ này thay đổi rất nhiều, từ việc trở thành ngôi sao công chúng, quen thuộc với những nụ cười khi được người hâm mộ mời chụp tấm hình lưu niệm hay ký tặng ở nơi công cộng. Tất nhiên, Lương “dị” có nhiều lựa chọn để quyết định đi đâu, về đâu với con số tiền tỷ.

Tôi đã dõi theo Lương “dị” từ ngày Quả bóng vàng này chỉ là tờ giấy trắng. Thế cho nên, tôi hiểu những thay đổi trong cuộc đời, sự nghiệp của Lương “dị”. Chỉ có điều, trong khi nhiều cầu thủ bỗng nhiên có xáo trộn, thay đổi chóng mặt thì Lương luôn thế, bình thường hóa tất cả mọi thứ và cố gắng sống cuộc sống bình thường, nghĩa là luyện tập, thi đấu và cư xử như mọi cầu thủ bình thường khác. Trong màu áo ĐTQG hay CLB, cung cách ứng xử hoặc nhìn nhận vị thế của mình, Lương “dị” vẫn là Lương dị. Đó là sự khác biệt của Lương “dị” so với nhiều đồng đội và cả những đàn anh hơn Lương nhiều về tuổi đời lẫn tuổi nghề.
Mới đây, Lương “dị” được vinh danh ở Giải thưởng Fair-play. Hành động của Thành Lương trên sân Shah Alam thật sự bình dị, như tính cách của cầu thủ này. Tôi có thể quả quyết rằng, Lương “dị” không hề làm màu khi có hành động đưa bông băng cho CĐV Việt Nam bị tấn công. Lương “dị” đơn giản thế nào thì cách xử sự trước mỗi tình huống cũng đơn giản như thế.

Tôi nhớ có lần Lương “dị” tự nhận mình là cầu thủ nhà quê. Cái chất “nhà quê” của Thành Lương đến giờ cũng không thay đổi, dù trong tay cầu thủ này có tất cả. Nguồn năng lượng dồi dào, cháy từng giọt mồ hôi trên sân hay những niềm vui thích. Tất cả đều nguyên vẹn, đủ để tôi và nhiều người tự quyết định: Bóng vàng “nhà quê”!
Theo báo Bóng đá
Nhắc đến xã Thạch Hội, mảnh đất nghèo vùng biển ngang Hà Tĩnh, không ai lại không biết về Anh hùng Dương Chí Uyển, một người con anh dũng của quê hương. Cùng đọc mẩu chuyện của Bác và Anh

Nhớ cái tết năm 1968 ấy

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc sắp đến rồi, Đường phố Hà Nội đã đỏ rực hoa đào và những cây quất “xếp hàng” trên một số vỉa hè đang khoe sắc những chùm quả vàng óng ả. Không khí Tết càng đậm đà bởi những tờ báo nhiều màu được bày bán trên mấy cái sạp nơi đường phố đông người. Thời ấy, Hà Nội dẫu còn nghèo, nhưng vốn là đất hào hoa, thanh lịch, nên những người từ xa về Thủ đô vẫn còn thấy cái nét đặc sắc của vùng đất “nghìn năm văn hiến”.
Đã là ngày 27  tháng Chạp rồi. Chỉ còn có ba ngày nữa là Tết sẽ đến – cái tết năm 1968. Đây là ngày khai mạc Đại hội Anh hùng chống Mỹ, cứu nước.  Rất nhiều đại biểu ưu tú ở khắp nơi về dự Đại hội này. Anh Dương Chí Uyển – chiến sĩ Phòng không, người đã tham gia trận đánh máy bay, bị thương vỡ xương hông, sau khi chữa lành vết thương. Anh từ khu Bốn ra Thủ đô dự Đại hội này.

Bác Hồ chúc Tết năm Canh Tý 1960

Trong hội trường rộng lớn, anh Uyển, Thái Văn A và Trần Thị Lý được xếp ngồi ở hàng ghế phía trước. Anh cũng như các đại biểu đều mong gặp Bác, vì đây là một vinh dự lớn, có khi trong đời chỉ được một lần. Đại hội đã sắp đến giờ khai mạc. Và Bác đã xuất hiện trên hàng ghế Đoàn Chủ tịch.
Anh Uyển ngước nhìn Bác và Bác đã từ chỗ ngồi của Đoàn Chủ tịch bước xuống hàng ghế các đại biểu. Bác cầm hai bó hoa tươi, Bác tặng cho em Suốt – người chèo đò ở Bảo Ninh và mẹ Phấn, quê ở Cao Bằng, bà mẹ có sáu người con đang chiến đấu nơi chiến trường, trong đó, một người đã hy sinh.
Tặng hoa cho hai bà mẹ xong, Bác đến chỗ anh Uyển. Bác đặt bàn tay lên vai anh hỏi:
- Chú là Dương Chí Uyển, chiến đấu ở trận Rú Nài phải không?
- Dạ,  thưa Bác: phải ạ!
- Thế vết thương của chú đã khỏi hẳn chưa?
- Dạ, thưa Bác: vết thương đã lành.
Anh trả lời Bác trong nghẹn ngào xúc động. Thật không ngờ, Bác biết cả vết thương của anh, biết cả trận chiến đấu ở Rú Nài – một trận “đọ lửa” giữa trận địa pháo của ta và máy bay Mỹ rất quyết liệt. Tại Đại hội này, anh Dương Chí Uyển cùng một số đồng chí khác được thưởng huân chương.
Nhưng có một phần thưởng rất lớn, anh cũng như các đại biểu dự Đại hội nhớ đến suốt đời không quên. Đó là vào một buổi sáng Mồng một Tết năm 1968, các đại biểu được vào dự chiêu đãi tại Phủ Chủ tịch. Anh Uyển kể: “Sang mồng Một tết năm ấy, thật là một diễm phúc lớn đối với chúng tôi. Hôm ấy, trông Bác hồng hào, khỏe mạnh và rất vui. Bác mặc quần áo ka ki và đi đôi dép cao su giản dị, Bác ngồi giữa đoàn con cháu vây quanh. Bác nói: “Trung ương đang còn nghèo, hôm nay có kẹo và thuốc lá chiêu đãi các cô, các chú. Bác cho phép các chú vừa ăn kẹo vừa nói chuyện, ai muốn nói gì thì cứ tự nhiên…”.
Anh Uyển muốn thưa với Bác về sự tiến bộ của gia đình và sự trưởng thành của bản thân. Anh, một người mù chữ, vào bội được học hành, luyện tập, nay đã sử dụng thành thạo các cỗ pháo hiện đại. Nhưng anh chưa dám đứng dậy để thưa chuyện với Bác. Ngồi bên anh, chị Trần Thị Lý đứng dậy. Chí nói xong, anh Uyển đứng dậy thưa với Bác những điều anh đã chuẩn bị. Anh nói trong rưng rưng nước mắt.
Bác nhìn mọi người và nói:
- Các cô, các chú vừa chúc Bác mạnh khỏe. Nếu các cô, các chú làm việc tốt hơn thì Bác càng khỏe hơn.
Chuyện của anh hùng Dương Chí Uyển kể, góp thêm một nét đẹp về sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo Bác Hồ với cựu chiến binh Việt Nam, NXB Đà Nẵng

Mời quý độc giả đọc thêm bài viết về quê hương xã Thạch Hội qua bài: Tinh xảo nghề làm trống Bắc Thai
| Copyright © 2013 Tin tức Thạch Hội - Tin tức tổng hợp 24h